Ga đường sắt Đường sắt Việt Nam

Chức năng chính của ga đường sắt

Ga đường sắt là khu vực có phạm vi định giới rõ rệt theo quy định của ngành đường sắt, có các công trình kiến trúc và các thiết bị cần thiết khác để tàu hỏa dừng, tránh, vượt nhau, xếp dỡ hàng hóa, nơi hành khách lên xuống tàu hay chờ tàu... Ga có thể thực hiện một hay nhiều hoạt động khác nhau, như: nhận chuyển chở hàng, xếp dỡ hàng, bảo quản hàng, trao trả hàng, trung chuyển hàng lẻ, tổ chức liên vận, đón gửi tàu, lập và giải toả các đoàn tàu, kiểm tra kĩ thuật toa xe, bán vé cho hành khách... Ga đường sắt có các công trình: kho bãi hàng hóa, kho chứa hành lý, quảng trường, nhà ga, công trình cho người tàn tật, phòng chờ tàu, nơi xếp dỡ hàng hóa...

Phân cấp nhà ga:

Căn cứ vào khối lượng và tính chất của công việc, nhà ga được phân cấp:ga cấp I, ga cấp II, ga cấp III, ga cấp IV.

Phân loại ga

Ga chính

  • Ga hành khách: Là ga thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách, bán vé cho hành khách, lên/xuống tàu, lập tàu và giải thể tàu. Nhà ga hành khách thường có các công trình: phòng đọc sách, phòng ăn uống, khách sạn, phòng bảo vệ và ban quản lý ga, khu vệ sinh, phòng chờ tàu, nơi giao nhận hành lý, phòng bán vé...
  • Ga hàng hóa: Là ga thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, xếp dỡ hàng hóa, lưu kho bãi hàng hóa. Ga hàng hóa có những công trình: nhà ga, quảng trường, bãi xếp dỡ hàng, kho và các công trình lợi ích khác.
  • Ga kỹ thuật: Là ga thực hiện tác nghiệp kỹ thuật đầu máy, toa xe và một số chức năng khác.
  • Ga hỗn hợp: Là ga có 2 hoặc 3 chức năng của những loại ga trên.

Ga bổ sung

  • Ga dọc đường: Là ga được bố trí cách nhau từng khoảng cách nhất định dọc theo tuyến đường để các đoàn tàu tránh, vượt nhau và phục vụ công tác vận chuyển. Các ga dọc đường thường là nhà ga nhỏ, công việc đơn giản, khối lượng thấp.
  • Ga khu đoạn: Ga khu đoạn là ga mà ở đó các đoàn tàu phải thay đầu máy, thay tổ lái máy, kiểm tra kĩ thuật toa xe, làm các công việc cần thiết cho các đoàn tàu chạy thông qua. Ga khu đoạn thường là ga lớn, đảm nhiệm nhiều chức năng trong công tác vận chuyển hàng hoá và hành khách.
  • Ga lập tàu: có nhiệm vụ chủ yếu là lập các đoàn tàu để gửi đi và giải toả các đoàn tàu đến. Ngoài ra, ga còn làm các công việc khác như xếp dỡ hàng hoá. Ga lập tàu là những ga lớn thường được đặt tại các khu đầu mối đường sắt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường sắt Việt Nam http://www.daumaytoaxe.com/forum http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2010/09/3ba2006b/ http://www.diendan.org/viet-nam/nganh-111uong-sat-... http://www.gahanoi.com.vn/ http://www.vr.com.vn/ http://www.vr.com.vn/thongtinchung_lichsupt.html http://tdsi.gov.vn/Default.aspx?tabid=0&catid=341.... http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/photo/401532/... http://vovnews.vn/Home/Tai-nan-duong-sat-7-nguoi-t... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Rail_t...